5 sự cố thường gặp khi thi công sơn nước ngoại thất và phương án xử lý

Trong quá trình thi công sơn nước ngoại thất bạn có thể sẽ gặp phải nhiều sự cố khác nhau. Dưới đây là 5 sự cố phổ biến thường gặp nhất và cách khắc phục:

Các sự cố thường gặp khi thi công sơn ngoại thất

Bề mặt sơn bị sần, nhăn:

Bề mặt lớp sơn bị sần nhăn

Đây là một trong những tình huống thường gặp khi thi công sơn nước, nguyên nhân có thể là do lớp sơn quá dày, ảnh hưởng bởi các yếu tố về thời tiết như: nắng nóng, trời mưa rêu mốc, độ ẩm cao. Thợ sơn không tuân thủ thời gian sơn cách lớp hoặc trên bề mặt vẫn còn tạp chất bụi bẩn chưa được làm sạch.

Cách khắc phục: Cần cạo sạch lớp sơn này và sơn lại bằng sơn ngoại thất có chất lượng cao, tuân thủ đúng thời gian sơn cách lớp.

Màng sơn bị phấn hóa:

Màng sơn bị phấn hóa có lớp phấn trắng dính tay khi chạm vào tường

Nếu sau khi sơn xong, bạn dùng tay xoa và thấy có lớp phấn trắng dính tay thì đây là hiện tượng màng sơn bị phấn hóa do dùng sơn kém chất lượng, hoặc sơn pha quá loãng, bề mặt chưa được xử lý tốt trước khi sơn.

Cách khắc phục: Dùng giấy nhám chà hết lớp bụi phấn, lau sạch bề mặt và lăn lại lớp sơn lót sau đó lăn sơn phủ lại.

Màng sơn bị rêu mốc:

Hiện tượng màng sơn bị rêu mốc

Là hiện tượng trên màng sơn xuát hiện các rêu mốc, đốm màu đen, xám. Nguyên nhân là do khu vực sơn bị ẩm ướt, lớp sơn lót không đảm bảo hoặc trên bề mặt sơn cũ có rêu mốc.

Cách khắc phục: Dùng bàn chải chà sạch bề mặt bằng nước tẩy, đợi ngấm trong vài phút và tiến hành rửa sạch, dùng chất tẩy rửa lại bề mặt một làn nữa sau đó để khô và sơn lại bằng loại sơn chống rêu mốc.

Màng sơn bị nứt, gãy:

Xử lý sự cố màng sơn bị nứt gãy

Lớp sơn sau khi khô xuất hiện các vết nứt, gãy dạng tróc vảy. Nguyên nhân là do bề mặt sơn quá mỏng hoặc quá dày, sơn trong điều kiện thời tiết lạnh hoặc gió lớn làm màng sơn khô quá nhanh, xử lý bề mặt không đảm bảo, nhất là các bề mặt gỗ mà không sử dụng sơn lót.

Cách khắc phục: Nếu chỉ nứt ở lớp màng sơn có thể cạo bỏ lớp sơn nứt, chà nhám lại bề mặt và sơn lại theo đúng kỹ thuật. Nếu bị nứt do lớp mastic cần cạo tới lớp trét để trét mastic, sau đó mới chà nhám và sơn lại bằng loại sơn chất lượng.

Màng sơn bị phồng rộp:

Trường hợp màng sơn bị phồng rộp

Nguyên nhân chủ yếu do thi công trong điều kiện quá nắng, bề mặt sơn bị ẩm ướt, độ ẩm quá cao, bề mặt sơn không được xử lý kỹ hoặc do sử dụng các loại sơn kém chất lượng.

Cách khắc phục: trong trường hợp này, tùy theo nguyên nhân mà chúng ta có các cách khắc phục khác nhau:

-Nếu nguyên nhân là do bị ẩm từ trong ra ngoài, cần tìm hiểu và xử lý nguyên nhân thấm, sửa chữa những nơi bị thấm và thông gió từ bên trong.

– Nếu nguyên nhân là do bị ẩm từ xung quanh, hoặc do thi công trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc ẩm nên chà nhám cạo sạch và sơn lại bằng loại sơn đảm bảo chất lượng.

Trên đây là 5 sự cố thường gặp khi thi công sơn nước, ngoài ra còn rất nhiều hiện tượng khác bạn có thể gặp phải như: sơn bị tróc, bề mặt nổi muối, hệ thống sơn không tương hợp… để hạn chế các sự cố này bạn nên tìm đến các đơn vị thi công sơn nước chuyên nghiệp như Sơn Sài Gòn để được tư vấn cụ thể hơn.

Địa chỉ liên hệ:

SƠN SÀI GÒN

Hotline: 0919082969
Zalo: 0919082969
Email: sondailyhuu@gmail.com
Website:sondaily.com.vn
Chúng tôi ” SƠN SÀI GÒN . Hân hạnh chào đón và phục vụ tận tụy!